Kinh doanh công cụ hỗ trợ (bao gồm cả sửa chữa). Công cụ hỗ trợ là phương tiện và động vật chuyên nghiệp được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ chính thức và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ. Tuy nhiên, để kinh doanh các công cụ hỗ trợ, các chủ thể kinh doanh phải hiểu các điều kiện pháp lý được đặt ra. Để trả lời, Luật Quốc Bảo chia sẻ nội dung điều kiện kinh doanh của các công cụ hỗ trợ để độc giả tham khảo trong bài viết sau.
Quý khách tham khảo thêm:
Thành lập công ty | Thủ tục thành lập công ty | Dịch vụ thành lập công ty |
Điều kiện về an ninh trật tự Kinh doanh công cụ hỗ trợ (bao gồm sửa chữa) | Ngày có hiệu lực | Căn cứ pháp lý |
Điều kiện về an ninh trật tự Kinh doanh công cụ hỗ trợ (bao gồm sửa chữa): 1.1. Được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam. 1.2. Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Đối với người Việt Nam: Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử. Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án. Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài: Chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú. 1.3. Đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy. 1.4 Phải có phương án bảo đảm an ninh, trật tự, gồm a) Xác định khu vực, địa bàn, mục tiêu cụ thể cần phải tăng cường để bảo đảm an ninh, trật tự; b) Biện pháp thực hiện; c) Lực lượng phục vụ thường xuyên; d) Phương tiện phục vụ; đ) Biện pháp tổ chức, chỉ đạo; e) Biện pháp phối hợp với chính quyền, cơ quan chức năng có liên quan ở địa phương mà cơ sở kinh doanh hoạt động; g) Tình huống giả định khi có vụ việc liên quan đến an ninh, trật tự xảy ra; công tác huy động lực lượng, phương tiện; biện pháp xử lý. | 01/07/2016 | Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện |
Mục lục
Điều kiện, thủ tục cấp phép kinh doanh công cụ hỗ trợ
Phải là người không thuộc các trường hợp sau đây:
Đối với người Việt Nam:
Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài:
– Có quy định, nội quy, biển hiệu, sơ đồ về phòng cháy, chữa cháy và thoát hiểm phù hợp với đặc điểm hoạt động của cơ sở (Điều 5 Thông tư 66/2014/TT-BCA)– Có quy định và phân công trách nhiệm, nhiệm vụ về phòng cháy và chữa cháy tại cơ sở.– Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, tạo ra lửa và tạo nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nhiệt phải bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy.Có quy trình an toàn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.– Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được tập huấn kỹ năng phòng cháy và chữa cháy và có tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
– Có phương án chữa cháy và thoát nạn đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (Điều 21 Nghị định 79/2014/NĐ-CP; mẫu PC11 ban hành kèm theo Thông tư 66/2014/TT-BCA)
Quý khách có thể tham khảo thêm:
Hộ kinh doanh là gì | Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh |