Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm được cấp cho ai? Khi nào thì cần cấp? Thủ tục và quy trình cấp như thế nào? Hãy cùng Luật Quốc Bảo tìm hiểu thông tin này thông qua bài viết sau đây.
Mục lục
- 1 Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm, dịch vụ ăn uống cần phải xin giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- 2 Căn cứ pháp lý
- 3 Điều kiện cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
- 4 Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- 5 Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- 6 Quy trình xin Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- 7 Thời gian hoàn thành thủ tục làm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
- 8 Xử phạt vi phạm quy định về an toàn thực phẩm
- 9 Biện pháp khắc phục hậu quả
- 10 Thời hạn của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- 11 Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm do ai cấp?
- 12 Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
- 12.1 1. Bộ Công thương
- 12.2 2. Bộ Nông Nghiệp
- 12.2.1 Sở Nông nghiệp cấp giấy chứng nhận ATTP cho: các cơ sở sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm đa ngành (từ 2 ngành trở lên) có giấy đăng ký kinh doanh.
- 12.2.2 Cục Thú y cấp giấy chứng nhận ATTP cho: Các cơ sở nuôi trồng thủy sản tập trung do trung ương quản lý, cơ sở sản xuất giống thủy sản quốc gia, cơ sở nuôi đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh thủy sản, khi cách ly kiểm dịch động vật thuy sản xuất khẩu, nhập khẩu.
- 12.2.3 Chi cục Thú y cấp giấy chứng nhận ATTP cho: Cơ sở kinh doanh, sản xuất các mặt hàng thịt gia cầm gia súc tươi sống, mật ong.
- 12.2.4 Chi cục Bảo Vệ Thực vật cấp giấy chứng nhận ATTP cho: Các cơ sở sản xuất kinh doanh rau quả, chè các loại.
- 12.2.5 Chi cục QLCL và BVNL Thủy sản cấp giấy chứng nhận ATTP cho: Quản lý các cơ sở kinh doanh sản xuất các nguyên liệu, sản phẩm thủy hải sản các loại.
- 12.3 3. Bộ y tế
- 13 Làm giấy vệ sinh hết bao nhiêu tiền?
- 14 Mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm
- 15 Những câu hỏi thường gặp khi đăng ký an toàn thực phẩm
- 15.1 1. Cơ quan nào cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm?
- 15.2 2. Chi phí làm giấy an toàn thực phẩm là bao nhiêu?
- 15.3 3. Làm thế nào để làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm?
- 15.4 4. Hiệu lực của giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm là bao lâu?
- 15.5 5. Tôi có thể đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu?
- 16 Câu hỏi tình huống:
- 16.1 1. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm?
- 16.1.1 Luật sư trả lời:
- 16.1.2 Thứ ba, về quy trình thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
- 16.1.3 Thời hạn của giấy chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm: 3 năm kể từ ngày cấp.
- 16.1.4 Thứ tư, về mức thu phí, lệ phí cấp Giấy chứng nhận.
- 16.1.5 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
- 16.1 1. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm?
- 17 Biểu phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm
- 18 Dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm của Luật Quốc Bảo
- 19 Lợi ích khi sử dụng dịch vụ cấp giấy phép của Luật Quốc Bảo
Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm, dịch vụ ăn uống cần phải xin giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, đối với các cơ sở sản xuất thực tế, đây cũng là điều kiện cơ bản để các tổ chức, cá nhân đăng ký công bố sản phẩm sau này.
Sau gần hơn 10 năm hoạt động, Công ty Luật Quốc Bảo tự hào là một trong những công ty luật có uy tín và năng lực hàng đầu trong lĩnh vực có được giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Cũng như tư vấn về thủ tục pháp lý, thủ tục pháp lý phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của hàng trăm nghìn doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm thực phẩm trên cả nước.
Nếu bạn vẫn còn vướng mắc, chưa rõ ràng hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.
Căn cứ pháp lý
Luật an toàn thực phẩm năm 2010;
Nghị định 15/2018/NĐ – CP;
Nghị định 115/2018/NĐ – CP.
Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thực phẩm bao gồm: cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thực phẩm ăn liền, thực phẩm nấu chín, nhà hàng, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng tin và bếp ăn tập thể.
Cơ sở kinh doanh thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, bảo quản, vận chuyển hoặc kinh doanh thực phẩm như: cơ sở sản xuất thực phẩm, sản phẩm, siêu thị, chợ; cửa hàng tạp hóa.
Nếu cơ sở trên đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP). Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát quan trọng (HACCP). Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000. Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS). Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC). Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000). Hoặc tương đương hợp lệ sẽ không phải trải qua thủ tục ban hành giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thực phẩm phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Nhà bếp được sắp xếp để đảm bảo rằng không có sự lây nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm chế biến.
– Có đủ nước đáp ứng các quy định kỹ thuật để chế biến và kinh doanh.
– Có dụng cụ thu gom, lưu giữ rác, phế liệu đảm bảo vệ sinh.
– Cống thoát nước trong khu vực cửa hàng và nhà bếp phải rõ ràng và không bị ứ đọng.
– Nhà ăn phải thoáng mát, mát mẻ, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ. Và thực hiện các biện pháp phòng ngừa côn trùng và động vật có hại.
– Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và làm sạch chất thải và rác thải hàng ngày.
– Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm đảm bảo an toàn thực phẩm.
– Đã đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
– Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau:
– Có vị trí và diện tích phù hợp, có khoảng cách an toàn với các nguồn độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố có hại khác;
– Có đủ nước đạt tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
– Có đầy đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau. Có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa, khử trùng, nước sát khuẩn, trang thiết bị phòng, chống côn trùng, động vật gây hại;
– Có hệ thống xử lý chất thải và vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
– Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
– Tuân thủ các quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của những người trực tiếp sản xuất và kinh doanh thực phẩm.
– Đã đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
(hay còn gọi là Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm)
Sở Y tế: cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thực phẩm.
Sở Công Thương: cấp giấy chứng nhận đáp ứng điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Giải trình về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Giấy chứng nhận sức khỏe đầy đủ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp
- Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.
Ghi chú:
Tất cả cán bộ, nhân viên trong đơn vị xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm phải đủ sức khỏe để đảm bảo hoạt động của cơ sở. Khám sức khỏe cho cán bộ, nhân viên là một trong những yêu cầu bắt buộc trong thủ tục xin cấp giấy phép.
Đồng thời, cán bộ, nhân viên của cơ sở phải tham gia tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm. Chủ cơ sở sẽ phải trải qua một bài kiểm tra liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm.
Quy trình xin Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
(hay còn gọi là Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm)
Bước 1: Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo hướng dẫn trên
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ,. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm nếu đủ điều kiện.
Các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp hoạt động sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, dịch vụ ăn uống cần thực hiện xin giấy chứng nhận ATTP
Ngoài ra, đối với các cơ sở sản xuất. đây cũng là điều kiện cơ sở để các tổ chức, cá nhân tiến hành đăng ký công bố sản phẩm sau này.
Sau gần 15 năm hoạt động. Công ty Luật Quốc Bảo tự hào là một trong những hãng luật có uy tín và năng lực hàng đầu trong lĩnh vực xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Cũng như tư vấn các thủ tục pháp lý phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của hàng trăm ngàn doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng thực phẩm trên khắp cả nước.
Thời gian hoàn thành thủ tục làm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
Trong vòng 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ, cơ quan chịu trách nhiệm sẽ tiến hành kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và cấp giấy phép VSATTP nếu cơ sở đủ điều kiện.
Nếu cơ sở không đủ điều kiện VSATTP khi cơ quan chức năng thẩm định sẽ được thông báo lý do bằng văn bản.
Do vậy, để tiết kiệm thời gian và tránh các vi phạm, hãy tham khảo dịch vụ tại Luật Quốc Bảo chúng tôi nhé.
Xử phạt vi phạm quy định về an toàn thực phẩm
Theo Điều 18, Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm như sau:
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.
Biện pháp khắc phục hậu quả
– Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;
– Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.
Thời hạn của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
03 năm kể từ ngày cấp.
Lưu ý: Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh.
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm do ai cấp?
Những cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương quy định cụ thể thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Các cơ sở sau đây KHÔNG thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
c) Sơ chế nhỏ lẻ;
d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
g) Nhà hàng trong khách sạn;
h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
i) Kinh doanh thức ăn đường phố;
k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ được cấp bởi các cơ quan chức năng khác nhau tùy theo từng loại sản phẩm khác nhau.
1. Bộ Công thương
Bộ Công Thương có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận VSATTP đối với các sản phẩm như: Bia, rượu, cồn và đồ uống có cồn, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, bánh, mứt, kẹo, bột và tinh bột….
Cụ thể nhóm sản phẩm do Bộ Công thương quản lý:
Bia;
Rượu, cồn và đồ uống có cồn;
Nước giải khát;
Sữa chế biến;
Dầu thực vật;
Mứt, bánh, kẹo;
Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứ đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cơ sở, doanh nghiệp nộp tại Ban quản lý ATTP (ở thành phố HCM, Hà Nội hay một số tỉnh khác như Đà Nẵng, Bắc Ninh,..)
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực công thương, sẽ do sở Công thương tỉnh sở tại tiếp nhận và cấp phép.
2. Bộ Nông Nghiệp
Sở Nông Nghiệp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận VSATTP đối với các sản phẩm như:
- Ngũ cốc;
- Thịt và các sản phẩm từ thịt;
- Thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản;
- Rau, củ , quả và các sản phẩm từ rau, củ, quả;
- Trứng và các sản phẩm từ trứng;
- Sữa tươi nguyên liệu;
- Mật ong và các sản phẩm từ mật ong;
- Sản phẩm biến đổi gen;
- Muối, gia vị, đường;
- Chè, cà phê, ca cao, hạt tiêu, , điều và các nông sản thực phẩm;
- Dụng cụ, vật dụng bao gói túi đựng thực phẩm.
- Các loại thực phẩm kể trên thuộc lĩnh vực phân công quản lý, trong đó:
Sở Nông nghiệp cấp giấy chứng nhận ATTP cho: các cơ sở sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm đa ngành (từ 2 ngành trở lên) có giấy đăng ký kinh doanh.
Cục Thú y cấp giấy chứng nhận ATTP cho: Các cơ sở nuôi trồng thủy sản tập trung do trung ương quản lý, cơ sở sản xuất giống thủy sản quốc gia, cơ sở nuôi đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh thủy sản, khi cách ly kiểm dịch động vật thuy sản xuất khẩu, nhập khẩu.
Chi cục Thú y cấp giấy chứng nhận ATTP cho: Cơ sở kinh doanh, sản xuất các mặt hàng thịt gia cầm gia súc tươi sống, mật ong.
Chi cục Bảo Vệ Thực vật cấp giấy chứng nhận ATTP cho: Các cơ sở sản xuất kinh doanh rau quả, chè các loại.
Chi cục QLCL và BVNL Thủy sản cấp giấy chứng nhận ATTP cho: Quản lý các cơ sở kinh doanh sản xuất các nguyên liệu, sản phẩm thủy hải sản các loại.
3. Bộ y tế
Bộ Nông Nghiệp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận VSATTP đối với các sản phẩm với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được phân công, trong đó:
Cục An toàn thực phẩm quản lý và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh:
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe;
Phụ gia thực phẩm hỗ hợp có công dụng mới;
Phụ gia thực phẩm không thuốc danh mục chất phụ gia được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm do Bộ y tế quy định;
Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm quản lý và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh:
Nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, đá thực phẩm;
Các vi chất bổ sung vào thực phẩm;
Phụ gia thực phẩm, hương liệu,chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;
Kinh doanh dịch vụ ăn uống ( cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng, căng tin, bếp ăn tập thể)
Các cơ quan có quyền cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm theo các cấp chính quyền đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống sẽ được phân chia như sau:
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố sẽ cấp cho các trường hợp gồm: Dịch vụ ăn uống do cơ quan chức năng trung ương và thành phố cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Dịch vụ ăn uống do cơ quan chức năng quận, huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nhưng có quy mô cung cấp từ 300 suất ăn/ngày trở lên. Cơ sở cung cấp suất ăn sẵn; Dịch vụ ăn uống trong các bệnh viện, khu chế xuất, khu công nghiệp; Bếp ăn tập thể, căn tin các trường đại học, cao đẳng, trung cấp;
Các cơ quan thuộc UBND các quận, huyện, hoặc các cơ quan chức năng được ủy quyền sẽ cấp cho các loại hình sau: Dịch vụ ăn uống có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do quận, huyện cấp, hoặc không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô cung cấp từ 100-300 suất ăn/ngày.Bếp ăn tập thể ở các trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; Dịch vụ nấu thuê đám tiệc di động;
Với những cơ quan như UBND phường, xã, thị trấn thì cấp giấy chứng nhận cho dịch vụ ăn uống có hoặc không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có công suất cung cấp dưới 100 suất ăn/ngày.
Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có hiệu lực sử dụng trong 3 năm.
Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh.
Để có thể hiểu rõ hơn về thủ tục cấp giấy chúng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Hãy liên hệ ngay với Luật Quốc Bảo để được tư vấn một cách dễ dàng, đơn giản và hiệu quả nhất.

Làm giấy vệ sinh hết bao nhiêu tiền?
Mức thu phí, lệ phí cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật hiện hành.
Căn cứ vào Biểu mức thu phí, lệ phí. Ban hành kèm theo Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tài chính thì mức phí cấp Giấy chứng nhận như sau:
– Lệ phí cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
+ Lệ phí cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP lần đầu: 150.000 đồng/lần
+ Lệ phí cấp lại (gia hạn) cho cơ sở: 150.000 đồng/lần
+ Lệ phí cấp giấy xác nhận tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm: 30.000 đồng/chứng chỉ
Ngoài ra cơ sở còn cần nộp phí thẩm định cơ sở, phí thẩm xét hồ sơ, phí kiểm tra định kỳ,… trong và sau khi xin cấp giấy phép.
– Phí thẩm xét hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
Mức phí là 500.000 đồng/lần và được áp dụng với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đáp ứng đủ các điều kiện liên quan tới VSATTP.
– Phí thẩm định cơ sở xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
+ Đối với cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ: 1 triệu đồng/lần/cơ sở
+ Đối với cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu từ 100 triệu đồng/tháng trở xuống: 2 triệu đồng/lần/cơ sở
+ Đối với cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu > 100 triệu đồng/tháng: 3 triệu đồng/lần/cơ sở
+ Đối với của hàng bán lẻ thực phẩm: 500.000 đồng/lần/cơ sở
+ Đối với đại lý, cửa hàng bán buôn thực phẩm: 1 triệu đồng/lần/cơ sở
+ Cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố: 500.000 đồng/lần/cơ sở
– Phí kiểm tra cơ sở đủ điều kiện vệ sinh ATTP định kỳ
+ Cơ sở sản xuất nhỏ lẻ: 500.000 đồng/lần/cơ sở
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu từ 100 triệu đồng/tháng trở xuống: 1 triệu đồng/lần/cơ sở
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu > 100 triệu đồng/tháng trở lên: 1,5 triệu đồng/lần/cơ sở
+ Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống: 500.000 đồng/lần/cơ sở
+ Cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố: 200.000 đồng/lần/cơ sở
Trên đây là tư vấn của Luật Quốc Bảo về Mức phí làm giấy an toàn thực phẩm hết bao nhiêu tiền nếu không sử dụng dịch vụ. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ.
Mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm
Mẫu tham khảo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————-
GIẤY CHỨNG NHẬN
CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
TÊN CƠ QUAN CẤP……………………………………………………
CHỨNG NHẬN
Tên cơ sở: ……………………………………………………………………………………..
Chủ cơ sở: ……………………………………………………………………………………..
Địa chỉ kinh doanh: ………………………………………………………………………….
Điện thoại:…………………………………………. Fax: ………………………………….
ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM THEO QUY ĐỊNH ĐỂ:
……………………………………………………………………………………………………..
……………, ngày…tháng…năm…
LÃNH ĐẠO CƠ QUAN
(Ký tên & đóng dấu)
Những câu hỏi thường gặp khi đăng ký an toàn thực phẩm
1. Cơ quan nào cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm?
Hiện nay, 3 cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm là Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương. Tùy thuộc vào từng hoạt động kinh doanh, cơ quan chứng nhận an toàn thực phẩm sẽ khác nhau.
2. Chi phí làm giấy an toàn thực phẩm là bao nhiêu?
Tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, lớn hay nhỏ, loại hình kinh doanh, sản xuất thực phẩm và từng trường hợp cụ thể. Chi phí xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ khác nhau. Để được tư vấn và báo giá miễn phí, liên hệ ngay với Luật Quốc Bảo hotline/zalo: 076 338 7788
3. Làm thế nào để làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm?
Hồ sơ, quy trình xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm khá phức tạp, đòi hỏi doanh nghiệp phải chuẩn bị rất nhiều giấy tờ khác nhau.
Tuy nhiên, khi sử dụng dịch vụ làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm tại Luật Quốc Bảo. Bạn chỉ cần cung cấp 3 thông tin sau: Bản sao công chứng giấy phép kinh doanh. Bản sao công chứng giấy chứng nhận sức khỏe; Sơ đồ tầng của các cơ sở sản xuất kinh doanh. Các tài liệu và giấy tờ chính thức còn lại, Luật Quốc Bảo sẽ thực hiện thay mặt bạn.
4. Hiệu lực của giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm là bao lâu?
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm có thời hạn 3 năm. Trong thời hạn 6 tháng, tính đến ngày hết hạn giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ sở phải làm thủ tục cấp lại giấy chứng nhận.
5. Tôi có thể đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu?
Tùy thuộc vào lĩnh vực và quy mô doanh nghiệp của bạn, bạn đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm tại Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoặc Bộ Công Thương. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ tư vấn miễn phí, hãy gọi ngay cho Luật Quốc Bảo hotline/zalo: 076 338 7788.
Câu hỏi tình huống:
1. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm?
Xin chào các luật sư, tôi có một vài câu hỏi mà tôi muốn được giải đáp. Hiện nay, phía tôi đang sản xuất tinh bột nghệ và muốn bán ra thị trường. Tôi biết rằng để đáp ứng điều kiện kinh doanh thì phải có giấy chứng nhận ATTP.
Vì vậy, cho tôi hỏi tôi phải tốn bao nhiêu phí cho thủ tục xin giấy phép thực phẩm? Và nếu nó là một thực phẩm chức năng, phí sẽ thay đổi như thế nào? Quy trình công bố chất lượng tinh bột nghệ là gì và chi phí bao nhiêu. Và tôi có thể hỏi mỗi công việc mất bao lâu không?
Tôi hy vọng bạn sẽ quan tâm và tư vấn cho tôi. Tôi cảm ơn.
Luật sư trả lời:
Thứ nhất, về những trường hợp không phải cấp Giấy chứng nhận:
Theo Khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định những Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm:
“1. Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
c) Sơ chế nhỏ lẻ;
d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
g) Nhà hàng trong khách sạn;
h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
i) Kinh doanh thức ăn đường phố;
k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP). Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP). Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000. Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS). Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC). Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.”
Điều 6 Thông tư 43/2018/TT-BTC. Quy định về đối tượng được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công thương như sau:
“Điều 6. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận
- Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đối với:
a) Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế:
– Rượu: Từ 03 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
– Bia: Từ 50 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
– Nước giải khát: Từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên
– Sữa chế biến: Từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
– Dầu thực vật: Từ 50 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;
– Bánh kẹo: Từ 20 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;
– Bột và tinh bột: Từ 100 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;
b) Chuỗi cơ sở kinh doanh thực phẩm (trừ chuỗi siêu thị mini và chuỗi cửa hàng tiện lợi có diện tích tương đương siêu thị mini theo quy định của pháp luật);
Cơ sở bán buôn thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
c) Cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh tại cùng một địa điểm có công suất thiết kế theo quy định tại điểm a khoản này
d) Cơ sở kinh doanh thực phẩm quy định tại điểm b khoản này và có sản xuất thực phẩm với công suất thiết kế nhỏ hơn quy định tại điểm a khoản này.
đ) Cơ sở sản xuất, kinh doanh nhiều loại sản phẩm thuộc quy định tại khoản 8 và khoản 10 Điều 36 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ có quy mô sản xuất sản phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương theo quy định tại điểm a khoản này.”
* Điều 38 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được phân công trong đó:
– Ngũ cốc
– Thịt và các sản phẩm từ thịt
– Thủy sản và sản phẩm thủy sản
– Rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả
– Trứng và các sản phẩm từ trứng
– Sữa tươi nguyên liệu
– Mật ong và các sản phẩm từ mật ong
– Thực phẩm biến đổi gen
– Muối, gia vị, đường
– Chè, cà phê, ca cao, hạt tiêu, điều và các nông sản thực phẩm
– Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm
Thứ ba, về quy trình thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Bước 1: Muốn được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Trước hết chủ cơ sở, người trực tiếp tham gia chế biến phải được khám sức khỏe. và tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ :
1. Đơn đề nghị xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh( nếu có).
3. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, bao gồm:
- Bản vẽ sơ đồ mặt bằng của cơ sở
- Sơ đồ quy trình chế biến, bảo quản, vận chuyển, bày bán thức ăn, đồ uống
- Bản kê về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
- Bản cam kết đảm bảo VSATTP đối với nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm (theo mẫu)
- Bản sao công chứng giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe.
4. Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống (bản sao có xác nhận của cơ sở).
Đối với Những người có bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng y, dược chuyên khoa Vệ sinh thực phẩm, Dịch tễ, Dinh dưỡng; bằng tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng – khoa Công nghệ thực phẩm khi trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm không cần có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.
5. Danh sách những người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm gồm chủ cơ sở và nhân viên (Doanh nghiệp cung cấp)
6. Kết quả kiểm nghiệm nước nguồn.
7. Bản mô tả quy trình chế biến (quy trình công nghệ) cho nhóm sản phẩm hoặc mỗi sản phẩm đặc thù
8. Bản cam kết bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm. Và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh (Theo mẫu)
9. Ngoài ra đổi với đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế. Thì phải có danh sách kết quả cấy phân tìm vi khuẩn tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn của người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Bước 3: Xét duyệt hồ sơ
Trong 5 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ. Cơ quan phê duyệt sẽ thông báo cho các cơ sở hồ sơ có hợp lệ hay không.
Trong 10 ngày tiếp theo, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ cử người kiểm tra cơ sở.
Trong trường hợp kiểm tra cơ sở được đánh giá an toàn thực phẩm đủ tiêu chuẩn an toàn. Cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu kết luận KHÔNG ĐẠT. Trong biên bản thẩm định phải ghi rõ thời hạn thẩm định lại (tối đa là 03 tháng). Nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì Đoàn thẩm định lập biên bản. Và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở.
Thời hạn của giấy chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm: 3 năm kể từ ngày cấp.
Sau khi được cấp giấy phải có bản cam kết bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu.
Sau khi được cấp GCN mỗi năm Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ cử người kiểm tra 1 lần. Nếu không đảm bảo các điều kiện và tiêu chuẩn trong GCN thì sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận. Đồng thời bị xử phạt vi phạm hành chính.
Thứ tư, về mức thu phí, lệ phí cấp Giấy chứng nhận.
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
Căn cứ vào Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư số 279/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính thì mức phí cấp Giấy chứng nhận như sau:
Biểu phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm
(Ban hành kèm theo Thông tư số 279/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Stt | Loại phí | Mức thu |
I | Phí thẩm định cấp phép lưu hành, nhập khẩu, xác nhận, công bố trong lĩnh vực an toàn thực phẩm | |
1 | Thẩm định hồ sơ công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng; thực phẩm chức năng | |
– Công bố lần đầu | 1.500.000 đồng /lần/sản phẩm | |
– Công bố lại | 1.000.000 đồng /lần/sản phẩm | |
2 | Thẩm định hồ sơ công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (trừ thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng); phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; các thực phẩm là thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm; công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định đối với thuốc lá | |
– Công bố lần đầu | 500.000 đồng /lần/sản phẩm | |
– Công bố lại | 300.000 đồng /lần/sản phẩm | |
3 | Thẩm định hồ sơ công bố đối với sản phẩm nhập khẩu (trừ thực phẩm chức năng) chỉ nhằm mục đích sử dụng trong nội bộ cơ sở sản xuất, siêu thị, khách sạn 4 sao trở lên | 150.000 đồng /lần/sản phẩm |
4 | Xác nhận lô hàng thực phẩm nhập khẩu (Chưa bao gồm chi phí kiểm nghiệm) | 1.500.000 đông /lô hàng + (số mặt hàng x 100.000 đồng), tối đa 10.000.000 đồng/lô hàng |
5 | Thẩm định hồ sơ đăng ký lưu hành bộ xét nghiệm nhanh thực phẩm | 3.000.000 đồng /lần/bộ xét nghiệm |
II | Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu (Giấy chứng nhận lưu hành tự do, giấy chứng nhận xuất khẩu, giấy chứng nhận y tế) | 1.000.000 đồng/lần /giấy chứng nhận |
III | Phí thẩm định điều kiện hành nghề, kinh doanh thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm | |
1 | Thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm: | |
a | Thẩm định cơ sở kinh doanh thực phẩm | 1.000.000 đồng /lần/cơ sở |
b | Thẩm định cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống: | |
– Phục vụ dưới 200 suất ăn | 700.000 đồng /lần/cơ sở | |
– Phục vụ từ 200 suất ăn trở lên | 1.000.000 đồng /lần/cơ sở | |
c | Thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm (trừ cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe) | 3.000.000 đồng /lần/cơ sở |
d | Thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo hướng dẫn thực hành sản xuất tốt (GMP) | 22.500.000 đồng /lần/cơ sở |
2 | Thẩm định điều kiện cơ sở kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận hợp quy và cơ quan kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu: | |
a | Đánh giá lần đầu, đánh giá mở rộng | 32.000.000 đồng/ lần/đơn vị |
b | Đánh giá lại | 22.500.000 đồng /lần/đơn vị |
IV | Phí thẩm định nội dung kịch bản phim, chương trình trên băng, đĩa, phần mềm, trên các vật liệu khác và tài liệu trong quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thuộc lĩnh vực y tế | 1.200.000 đồng /lần/sản phẩm |
V | Phí thẩm định xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm | 30.000 đồng |
Trên đây là tư vấn của Luật Quốc Bảo. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư. Chuyên tư vấn về xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm. Gọi: hotline/zalo: 076 338 7788 để được giải đáp.
2. Mức phạt nào đối với hành vi không có giấy phép về vệ sinh an toàn thực phẩm?
Xin chào luật sư! Tôi có một nhà hàng chuyên cung cấp bữa ăn sáng và ăn trưa. Tôi có thể hỏi những quy định của Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm là gì? Và tôi nên làm gì để đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu tôi không có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, tôi sẽ bị phạt như thế nào?
Cảm ơn!
Trả lời:
- Khái niệm vệ sinh thực phẩm:
Vệ sinh an toàn thực phẩm có thể được hiểu là tất cả các điều kiện và biện pháp cần thiết từ sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển.
Cũng như sử dụng để đảm bảo thực phẩm sạch và an toàn. an toàn, không gây hại cho sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng.
Do đó, vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều công đoạn liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, chăm sóc sức khỏe và người tiêu dùng.
- Hồ sơ đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm:
Theo quy định tại điều 4 Thông tư 43/2018/TT-BTC. Hồ sơ xin cấp giấy phép phải có đầy đủ các giấy tờ để đảm bảo điều kiện được cấp như sau:
“1. Trường hợp đề nghị cấp lần đầu
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 01a tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo Mẫu số 02a (đối với cơ sở sản xuất), Mẫu số 02b (đối với cơ sở kinh doanh) hoặc cả Mẫu số 02a và Mẫu số 02b (đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh) tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Giấy xác nhận đủ sức khỏe/Danh sách tổng hợp xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở);
d) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm/Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).
2. Trường hợp đề nghị cấp lại do Giấy chứng nhận bị mất hoặc bị hỏng Đơn đề nghị theo Mẫu số 01b tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trường hợp đề nghị cấp lại do cơ sở thay đổi địa điểm sản xuất, kinh doanh; thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh và khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực
- a) Đơn đề nghị cấp theo Mẫu số 01b tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
- b) Hồ sơ theo quy định tại điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều này.
4. Trường hợp đề nghị cấp lại do cơ sở có thay đổi tên cơ sở nhưng không thay đổi chủ cơ sở, địa chỉ, địa điểm và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh
- a) Đơn đề nghị cấp theo Mẫu số 01b tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
- b) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở).
5. Trường hợp đề nghị cấp lại do thay đổi chủ cơ sở nhưng không thay đổi tên cơ sở, địa chỉ, địa điểm và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh.
- a) Đơn đề nghị cấp theo Mẫu số 01b tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
- b) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở);
- c) Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở);
- d) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm/Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở (bản sao có xác nhận của cơ sở).”
3. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm – Bộ y tế:
Cấp giấy chứng nhận cho cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh các sản phẩm: Thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, yến sào, nấm linh chi, sâm, đông trùng hạ thảo.
Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm – Sở y tế cấp cho các cơ sở:
- Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, đóng bình, nước đá. Sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
- Cơ sở nhỏ lẻ kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có yêu cầu bảo quản sản phẩm đặc biệt.
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Bộ Kế hoạch Đầu tư và Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
4. Thủ tục và quy trình cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ :
Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ. Quá 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày gửi thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ mà cơ sở không có phản hồi. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có quyền hủy hồ sơ.
Quý khách cần tư vấn hỗ trợ an toàn thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hãy liên hệ với Luật Quốc Bảo hotline/zalo: 0763387788 nhanh nhất.
Thành lập Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở:
Trong thời gian 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp trên ủy quyền thẩm định thực tế tại cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải có văn bản ủy quyền.
Sau khi thẩm định, cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải gửi kết quả thẩm định về cho cơ quan thẩm quyền cấp trên để làm căn cứ cấp Giấy chứng nhận;
Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận. Hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định ban hành quyết định thành lập. Đoàn thẩm định gồm từ 03 (ba) đến 05 (năm) thành viên. Trong đó phải có ít nhất 2/3 (hai phần ba) số thành viên làm công tác chuyên môn hoặc quản lý về an toàn thực phẩm. (Đoàn thẩm định, thực tế tại cơ sở được mời chuyên gia độc lập có chuyên môn phù hợp tham gia). Trưởng đoàn thẩm định chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở.
Nội dung thẩm định thực tế tại cơ sở:
Đối chiếu thông tin và kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận gửi cơ quan có thẩm quyền với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở;
Thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở theo quy định.
Cấp Giấy chứng nhận:
Trong vòng 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”.
- Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở theo Mẫu 5a (đối với cơ sở sản xuất do Bộ Công Thương thẩm định).
- Mẫu 5b (đối với cơ sở kinh doanh do Bộ Công Thương thẩm định).
- Mẫu 5c (đối với cơ sở sản xuất do Sở Công Thương thẩm định).
- hoặc Mẫu 5d đối với cơ sở kinh doanh do Sở Công Thương thẩm định.
5. Về mức thu phí, lệ phí cấp Giấy chứng nhận CSVSATTP
Căn cứ vào Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư số 279/2016/TT-BTC. Thì mức phí cấp Giấy chứng nhận như sau:
Lệ phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
– Thẩm định cơ sở kinh doanh thực phẩm: 1.000.000 đồng /lần/cơ sở
– Thẩm định cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống: Phục vụ dưới 200 suất ăn : 700.000 đồng /lần/cơ sở. Phục vụ từ 200 suất ăn trở lên 1.000.000 đồng /lần/cơ sở
– Thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm (trừ cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe) 3.000.000 đồng /lần/cơ sở
– Thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo hướng dẫn thực hành sản xuất tốt (GMP) 22.500.000 đồng /lần/cơ sở.
6. Mức phạt khi không có giấy vệ sinh an toàn thực phẩm
Đối với hành vi kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Thì sẽ bị xử phạt hành chính theo Điểm c Khoản 1 Điều 24 Nghị định 178/2013/NĐ-CP:
“Điều 24. Vi phạm quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Xử phạt đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống vi phạm quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của cấp xã theo một trong các mức sau đây:
c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định hoặc có nhưng đã hết thời hạn trên 03 tháng;”
Như vậy của hàng bạn mở dịch vụ điểm tâm ăn sáng, cơm trưa bình dân là địa điểm cố định. cần phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Và giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm của Luật Quốc Bảo
– Thứ nhất, Tư vấn cho khách hàng điều kiện để được cấp Giấy. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
– Thứ hai, Tiến hành soạn thảo hồ sơ. Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Thứ ba, Trao đổi, cập nhật thông tin cho khách hàng trong quá trình thực hiện thủ tục;
– Thứ tư, Nhận và trao lại cho khách hàng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
– Thứ năm, Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Lợi ích khi sử dụng dịch vụ cấp giấy phép của Luật Quốc Bảo
– Tự hào là đơn vị tư vấn hàng đầu về dịch vụ làm giấy VSATTP. Vì vậy chúng tôi luôn đảm bảo tỷ lệ sản lượng giấy cao nhất cho khách hàng. Luật Quốc Bảo sẽ không chấp nhận dự án. Nếu nhận ra rằng nó không thể đảm bảo pháp lý cho bạn
– Luôn báo giá một gói và không phải chịu chi phí
– Không cần phải đi lại nhiều (từ tư vấn, báo giá, ký hợp đồng, nhận hồ sơ, ký văn bản). Perfect Law có một đội ngũ hỗ trợ nhiệt tình và tại chỗ
– Cung cấp các tài liệu rất đơn giản. (các tài liệu khó như bản vẽ, giải thích về quy trình sản xuất và kinh doanh, v.v.)..Luật Quốc Bảo sẽ soạn thảo thay mặt cho khách hàng
– Luôn hướng dẫn thành lập theo đúng quy định với chi phí hợp lý. Và tiết kiệm cho cơ sở kinh doanh
– Luật Quốc Bảo luôn hỗ trợ đầy đủ các dịch vụ pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về những kinh nghiệm. Khi quý khách hàng muốn tìm hiểu về An toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu quý khách hàng có câu hỏi. Vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.
Quý khách tham khảo:
Dịch vụ làm giấy vsattp | Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm | Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm | Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm |
Quán Nướng Đà Lạt Nhất Định Bạn Phải Thử?