Bạn đang muốn thành lập công ty nhưng lại chưa rõ thủ tục ra sao? Bạn còn có những vướng mắc trong quá trình thành lập đó? Bạn muốn tìm cho mình một dịch vụ trọn gói giúp đỡ bạn trong vấn đề này? Luật VN sẽ giúp bạn ngay bây giờ!
Mục lục
- 1 Dịch vụ thành lập công ty là gì?
- 2 Những lưu ý khi thành lập công ty, doanh nghiệp
- 3 Một số câu hỏi thường gặp
- 3.1 Thành lập công ty/doanh nghiệp có cần hộ khẩu hay đăng ký tạm trú tại nơi thành lập không?
- 3.2 Quy trình thành lập công ty năm 2022 như thế nào?
- 3.2.1 Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp
- 3.2.2 Bước 2: Chuẩn bị thông tin, tài liệu để soạn thảo hồ sơ thành lập công ty
- 3.2.3 Bước 3: Soạn thảo hồ sơ cho việc thành lập công ty
- 3.2.4 Bước 4: Nộp hồ sơ, nhận kết quả đăng ký kinh doanh thành lập công ty
- 3.2.5 Bước 5: Tiến hành thủ tục khác sau khi thành lập doanh nghiệp
- 3.3 Hồ sơ thành lập công ty gồm những gì?
- 3.4 Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp/công ty ở đâu?
- 3.5 Thời gian hoàn thành dịch vụ thành lập công ty trọn gói?
- 3.6 Dịch vụ thành lập Công ty tại Hà Nội tại Luật VN
- 3.7 Vì sao nên sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp của Luật VN?
Dịch vụ thành lập công ty là gì?
Dịch vụ thành lập công ty là một dịch vụ tư vấn hỗ trợ cho doanh nghiệp về nhiều vấn đề như pháp lý, thủ tục thực hiện thành lập công ty, hồ sơ giấy tờ cần chuẩn bị để thành lập doanh nghiệp,… Giúp cho bạn chuẩn bị trước một cách chu đáo, sẵn sàng biến mong muốn trở thành hiện thực. Đây là một trong số những dịch vụ tư vấn được cung cấp bởi Luật VN được khách hàng đánh giá là chu đáo và đầy đủ nhất.
Chúng tôi đã áp dụng những phương pháp tối ưu nhất, với những chuyên viên giàu kinh nghiệm nhất nhằm đem đến cho quý khách hàng một dịch vụ chất lượng cao, nhanh chóng, đơn giản, giá thành rẻ. Đến với chúng tôi, bạn hoàn toàn không phải lo lắng cho bất kỳ vấn đề pháp lý nào xảy ra.
Quý khách tham khảo: Luật VN
Thành lập công ty | Thủ tục thành lập công ty | Dịch vụ thành lập công ty |
Những lưu ý khi thành lập công ty, doanh nghiệp
Hiện nay trên các phương tiện truyền thông có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn thành lập công ty. Tuy nhiên, trong những đơn vị đó không phải đơn vị nào cũng đủ uy tín và kinh nghiệm để cung cấp cho khách hàng dịch vụ tư vấn tốt nhất.
Luật VN với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thành lập Công ty cam kết sẽ mang lại cho khách hàng dịch vụ tư vấn thành lập Công ty uy tín.
Việc thành lập công ty tại Việt Nam về cơ bản thủ tục tiến hành theo quy định của pháp luật về Doanh nghiệp. Do đó, khi thành lập công ty khách hàng sẽ cần phải chuẩn bị những thông tin/tài liệu sau:
- Chuẩn bị giấy tờ cá nhân của thành viên/cổ đông/người đại diện theo pháp luật/chủ sở hữu doanh nghiệp cụ thể: Bản sao công chứng (chứng thực) chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu/thẻ căn cước để chứng minh nhân thân;
- Trước khi thành lập công ty, khách hàng nên tìm hiểu về loại hình doanh nghiệp sẽ dự định đăng ký thành lập (chi tiết khách hàng có thể tham khảo bên dưới)
- Chuẩn bị địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp sẽ đăng ký hoạt động (lưu ý: Không sử dụng địa chỉ trụ sở chính doanh nghiệp là nhà chung cư, khu tập thể cũ, tòa nhà không có chức năng kinh doanh văn phòng)
- Chuẩn bị quan trọng nhất là chuẩn bị về vốn để thành lập doanh nghiệp, vốn sẽ quyết định vài trò chính trong việc hoạt động doanh nghiệp. Do đó, các thành viên/cổ đông cần có sự bàn bạc tính toán thật kỹ về mức chi phí sẽ đầu tư cho công ty, bởi chỉ 1 sơ suất nhỏ cũng có thể làm cho doanh nghiệp mất tính tự chủ về dòng tiền.
- Tham khảo thêm về ngành nghề kinh doanh, ngành nghề kinh doanh có điều kiện (cần tham khảo quy định cụ thể về điều kiện kinh doanh) qua đó đánh giá xem doanh nghiệp có thể hoạt động được không.
- Tìm hiểu thêm một số quy định về thuế, trách nhiệm của thành viên/cổ đông/người đại diện theo phép luật công ty;
Về cơ bản, 1 công ty khi đi vào hoạt động sẽ có nhiều vấn đề cần quan tâm. Do đó, điểm nổi bật của chúng tôi là luôn hỗ trợ khách hàng mọi vấn đề pháp lý phát sinh trong suốt quá trình hoạt động của khách hàng.
Quý khách tham khảo thêm: Luật VN
Thủ tục thành lập trung tâm tư vấn du học | Thành lập trung tâm tư vấn du học | Điều kiện thành lập trung tâm tư vấn du học |
Những lưu ý khi sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp
So với việc tự thực hiện thủ tục thành lập công ty, sử dụng dịch vụ sẽ khiến mọi người “thảnh thơi” hơn rất nhiều. Bởi thay vì phải quan tâm đến rất nhiều vấn đề như: quy định nhà nước, thủ tục, hồ sơ, cơ quan chịu trách nhiệm xử lý, sửa đổi, bổ sung tài liệu, giấy tờ… cá nhân, tổ chức chỉ cần quan tâm đến:
– Nên lựa chọn dịch vụ thành lập doanh nghiệp của đơn vị nào?
– Phí dịch vụ thành lập doanh nghiệp/công ty là bao nhiêu?
– Thời gian được cấp giấy đăng ký kinh doanh cụ thể ra sao?
Khi và chỉ khi giải quyết ổn thỏa ba câu hỏi trên, mọi người mới có thể lựa chọn được một dịch thành lập công ty hoàn hảo. Có khá nhiều cá nhân, tổ chức hơi chủ quan khi lựa chọn dịch vụ. Họ đưa ra quyết định theo cảm tính mà không đắn đo suy tính nhiều. Nếu may mắn lựa chọn được dịch vụ uy tín, chuyên nghiệp không có gì xảy ra. Nhưng nếu chẳng may gặp phải đơn vị cung cấp dịch vụ lừa đảo, mọi việc sẽ tệ hơn bạn nghĩ. Mọi người không chỉ mất tiền của, thời gian mà còn ảnh hưởng đến tinh thần và việc kinh doanh sau này.
Chính vì lý do đó, bản thân mỗi cá nhân, tổ chức trước khi sử dụng dịch vụ của bất kỳ đơn vị nào đều phải có những lưu ý nhất định.
● Tìm hiểu kỹ nguồn gốc, thông tin phía công ty cung cấp dịch vụ
Đây là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất mà bạn không thể lơ là. Ngày nay, trên thị trường có rất nhiều công ty luật hoạt động, nhưng bạn không thể chắc chắn rằng cơ sở nào cũng uy tín, hiệu quả. Có rất nhiều bạn không tìm hiểu thông tin trước khi bắt tay hợp tác, mắc bẫy của những người chuyên lừa đảo. Khiến cho những bạn đó vừa mất tiền oan mà còn mắc phải lỗi trong pháp luật, ảnh hưởng xấu đến quá trình thành lập công ty.
● Xem xét chất lượng dịch vụ
Hỏi những người đi trước sẽ là một cách tốt nhất. Bởi họ là người trực tiếp trải nghiệm toàn bộ quá trình nên bạn sẽ có những lời khuyên chính xác nhất trước khi sử dụng dịch vụ.Ngày nay, công nghệ thông tin ngày hiện đại. Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh hay một chiếc máy tính thì bạn có thể nắm bắt toàn bộ thông tin qua trang web hay những lời đánh giá bình luận của khách hàng để lại. Từ đó bạn biết thủ tục thành lập công ty trọn gói uy tín hay không?
● Chi phí hợp lý
Việc tìm hiểu giá cả giúp cho bạn kiểm soát được mức giá hợp lý trên thị trường, chọn lọc chi phí phù hợp với túi tiền, đồng thời làm giảm nguy cơ “chặt chém” vô lý của phía công ty cung cấp dịch vụ.Tùy vào từng cơ sở và hoạt động dịch vụ khác nhau nên giá tiền khác nhau.

● Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty
Để quá trình mở công ty diễn ra nhanh chóng, không phải đi lại nhiều lần thì bạn nên chuẩn bị kỹ càng hồ sơ trước khi đến dịch vụ. Một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp pháp bao gồm: đơn đăng ký thành lập, bản điều lệ chuẩn công ty, danh sách thành viên, cổ đông sáng lập Công ty TNHH hai thành viên, công ty hợp danh, công ty cổ phần, giấy chứng minh nhân dân (thẻ căn cước) đã được xác thực.
Quý khách có thể tham khảo thêm: Luật VN
Giấy phép lao động | Dịch vụ giấy phép lao động | Giấy phép lao động cho người nước ngoài |
Một số câu hỏi thường gặp
Thành lập công ty/doanh nghiệp có cần hộ khẩu hay đăng ký tạm trú tại nơi thành lập không?
Luật doanh nghiệp KHÔNG quy định khi thành lập công ty tại tỉnh đó, cổ đông/thành viên/chủ sở hữu công ty phải có hộ khẩu hoặc đăng ký tạm trụ tại tỉnh đó. Do đó, khi thành lập doanh nghiệp không yêu cầu cổ đông/thành viên/chủ sở hữu công ty phải có hộ khẩu hoặc tạm trú nơi thành lập.
Quy trình thành lập công ty năm 2022 như thế nào?
Quy trình thành lập công ty sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp
Hiện nay Luật Doanh nghiệp có quy định các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam bao gồm như sau:
– Công ty TNHH (Trách nhiệm hữu hạn) sẽ được chia thành (i) Công ty tnhh 1 thành viên (ii) Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
(i) Công ty TNHH 1 thành viên: Là loại hình doanh nghiệp có tối thiểu 1 thành viên (có thể là cá nhân hoặc pháp nhân) là chủ sở hữu công ty. Hình thức doanh nghiệp này có thể hiểu là sẽ chỉ cần 1 người góp vốn thành lập công ty
(ii) Công ty TNHH 2 thành viên: Là loại hình doanh nghiệp có tối thiểu có 2 thành viên (có thể là cá nhân hoặc pháp nhân) và tối đa không quá 50 thành viên tham gia góp vốn
– Công ty cổ phần: Công ty cổ phần có tối thiểu là 03 cổ đông tham gia góp vốn (cổ đông có thể là cá nhân hoặc pháp nhân) và không giới hạn số lượng cổ đông tham gia góp vốn vào công ty.
– Công ty hợp danh: Theo quy định của Luật Doanh Nghiệp
Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh).
Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
– Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.”
Trên đây là những loại hình Doanh nghiệp cơ bản mà khách hàng thường lựa chọn khi tiến hành thủ tục thành lập công ty, ngoài các loại hình doanh nghiệp nêu trên còn có thêm 1 số loại hình doanh nghiệp khác như Doanh nghiệp tư nhân…vv.
Bước 2: Chuẩn bị thông tin, tài liệu để soạn thảo hồ sơ thành lập công ty
Để tiến hành thành lập công ty, thành viên hoặc cổ đông công ty cần chuẩn bị những thông tin và tài liệu sau:
– Tài liệu cần cung cấp:
+ Chứng minh thư nhân nhân, thẻ căn cước, hộ chiếu của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông và người đại diện theo pháp luật của công ty
+ Bản sao đăng ký kinh doanh, điều lệ công ty (áp dụng trường hợp thành viên, cổ đông góp vốn là pháp nhân)
– Thông tin cần thiết cho việc thành lập công ty gồm những gì?
+ Thông tin về tên công ty viết bằng Tiếng Việt, Tiếng Anh và tên Viết tắt;
+ Thông tin về vốn điều lệ công ty dự định đăng ký
+ Thông tin về ngành nghề kinh doanh công ty dự định đăng ký;
+ Thông tin về tỷ lệ sở hữu vốn trong công ty giữa các cổ đông/thành viên công ty;
+ Thông tin về địa chỉ trụ sở chính công ty
+ Thông tin về người đại diện theo pháp luật của công ty
+ Thông tin chi tiết chủ sở hữu, thành viên, cổ đông bao gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại
Bước 3: Soạn thảo hồ sơ cho việc thành lập công ty
Sau khi nhận được đầy đủ thông tin cho việc thành lập công ty, chúng tôi sẽ thay mặt khách hàng soạn thảo hồ sơ thành lập công ty và chuyển hồ sơ qua email hoặc trực tiếp để khách hàng tham khảo và sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có)
Bước 4: Nộp hồ sơ, nhận kết quả đăng ký kinh doanh thành lập công ty
Sau khi hoàn thành việc soạn thảo hồ sơ và khách hàng đã ký tên vào hồ sơ, chúng tôi sẽ tiến hành thủ tục cần thiết để nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho khách hàng.
Hồ sơ sẽ được nộp trực tuyến hoặc nộp trực tiếp tại Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi đăng ký trụ sở chính của doanh nghiệp.
Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chúng tôi sẽ chuyển cho khách hàng tham khảo và lưu giữ.
Bước 5: Tiến hành thủ tục khác sau khi thành lập doanh nghiệp
Sau khi đã nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty, các công việc cần làm tiếp theo như sau:
– Khắc dấu công ty và công bố sử dụng mẫu dấu: Sau khi nhận được giấy phép kinh doanh, chúng tôi sẽ tiến hành thủ tục khắc dấu tròn công ty và công bố sử dụng mẫu dấu trên cổng thông tin quốc gia.
Thời gian thực hiện khắc dấu: 1 ngày và thời gian công bố mẫu dấu 3 ngày.
– Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài công ty: Sau khi đã công bố mẫu dấu, khách hàng sẽ kê khai tờ khai thuế môn và và nộp tờ khai thuế môn bài kèm theo tiền thuế môn bài cho cơ quan thuế. Mức thuế môn bài sẽ là 2.000.000 VND (với doanh nghiệp có vốn điều lệ nhỏ hơn 10 tỷ và 3.000.000 VND với các doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ)
– Mua chữ ký số để kê khai thuế:
– Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử và mua phần mềm phát hành hóa đơn điện tử:
– Làm biển tên công ty để dán tại Trụ sở chính công ty
Trên đây là các bước cơ bản khi tiến hành thủ tục thành lập công ty để khách hàng tham khảo.
Hồ sơ thành lập công ty gồm những gì?
Hồ sơ thành lập công ty sẽ gồm những tài liệu sau:
– Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp (mẫu chung của Sở kế hoạch đầu tư);
– Điều lệ Công ty TNHH, Cổ phần, Hợp danh….
– Bản sao chứng thực chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu/thẻ căn cước của cổ đông/chủ sở hữu/thành viên góp vốn;
– Bản sao đăng ký kinh doanh Công ty, điều lệ Công ty (áp dụng trường hợp cổ đông/thành viên góp vốn là pháp nhân);
– Danh sách thành viên/cổ đông công ty (áp dụng trường hợp công ty thành lập là công ty TNHH, công ty cổ phần)
Ngoài các giấy tờ nêu trên, khách hàng có thể sẽ phải cung cấp thêm 1 số giầy tờ khác như:
– Hợp đồng thuê nhà kèm theo tài liệu chứng minh trụ sở đăng ký có đủ điều kiện kinh doanh văn phòng (áp dụng tòa nhà văn phòng)
– Giấy tờ xác nhận số dự tài khoản, giấy tờ ký quỹ…vv.
Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp/công ty ở đâu?
Để tiến hành thủ tục thành lập công ty Hà Nội, các bước thực hiện nộp hồ sơ và nhận kết quả như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ trực tuyến thành lập công ty qua mạng tại địa chỉ https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/auth/Public/LogOn.aspx?ReturnUrl=%2fonline%2fdefault.aspx, người nộp hồ sơ cần đăng ký tài khoản để có thể đăng ký nộp hồ sơ qua mạng.
Bước 2: Sau khi hồ sơ được chấp nhận hợp lệ, người nộp hồ sơ mang toàn bộ hồ sơ đã nộp qua mạng tới Phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch đầu tư thành phố nơi thành lập công ty để nộp hồ sơ và nhận đăng ký kinh doanh công ty.
Thời gian hoàn thành dịch vụ thành lập công ty trọn gói?
Thông thường, thời gian thành lập công ty là từ 3-5 ngày để xin giấy phép thành lập công ty, giấy phép đăng ký doanh nghiệp Việt Nam từ Sở Kế hoạch và Đầu tư. Tức là thời gian để mở công ty có vốn trong nước sẽ khoảng từ 3-5 ngày.
Trường hợp thành lập công ty có yếu tố nước ngoài thì sẽ mất từ 15-30 ngày để xin giấy phép đăng ký đầu tư và từ 3-5 ngày để xin giấy phép đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian cần thiết khi mở công ty có yếu tố nước ngoài sẽ khoảng từ 18-30 ngày.
Ngoài ra, trên đây chỉ là khoảng thời gian để xin giấy phép đăng ký doanh nghiệp từ Sở Kế hoạch và Đầu tư. Doanh nghiệp cần biết rằng mình sẽ cần thêm thời gian để chuẩn bị thông tin công ty, soạn thảo hồ sơ, thủ tục, giấy tờ liên quan. Do đó, thời gian thành lập công ty sẽ là bao lâu, sẽ tùy thuộc một phần vào từng sự chuẩn bị và thực hiện của doanh nghiệp.
Dịch vụ thành lập Công ty tại Hà Nội tại Luật VN
Dịch vụ thành lập công ty như thế nào? Khi bạn muốn thành lập công ty, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với Luật VN để được các Luật sư của chúng tôi tư vấn và hướng dẫn thủ tục thành lập công ty.
Trong quá trình cung cấp dịch vụ thành lập công ty, chúng tôi sẽ thực hiện các công việc như sau:
– Tư vấn mọi vấn đề khách hàng quan tâm trước khi thành lập công ty;
– Tư vấn và phân tích các ưu điểm, nhược điểm của loại hình doanh nghiệp để khách hàng tham khảo và lựa chọn;
– Tư vấn, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ, thông tin, tài liệu cần thiết để thành lập công ty;
– Trực tiếp gặp khách hàng tại địa chỉ khách hàng yêu cầu để ký kết hợp đồng, giao hồ sơ, tài liệu cho khách hàng;
– Soạn thảo hồ sơ, chuyển hồ sơ cho khách hàng tham khảo và ký kết;
– Nộp hồ sơ, theo dõi hồ sơ cho đến khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Tiến hành thủ tục khắc dấu, công bố dấu, chữ ký số, hóa đơn điện tử…vv cho khách hàng;
– Trong suốt quá trình thành lập công ty khách hàng không cần phải đến công ty chúng tôi hoặc lên Sở kế hoạch đầu tư
– Luật sư 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Doanh nghiệp tư vấn
– Hỗ trợ các dịch vụ khác với mức giá ưu đãi sau thành lập.
Vì sao nên sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp của Luật VN?
– Chất lượng dịch vụ thành lập doanh nghiệp đã được khẳng định trong nhiều năm liền
Nếu chất lượng dịch vụ không đủ tốt, chắc chắn Luật VN sẽ không thể đứng vững trong suốt hơn 10 năm qua. Đây là điều chắc chắn, bởi hiện nay quy luật đào thải vô cùng mạnh mẽ. Nếu không thể chinh phục khách hàng, doanh nghiệp sẽ tự động bị đẩy ra khỏi cuộc đua.
Luật VN vô cùng tự hào là một trong số ít đơn vị vẫn còn tồn tại và không ngừng phát triển. Chúng tôi luôn nỗ lực để đem đến cho khách hàng của mình những gì tốt nhất. Do đó mà không chỉ dịch vụ thành lập công ty mà mọi dịch vụ pháp lý khác đều được khách hàng đánh giá cao, tin tưởng lựa chọn và sử dụng.
– Là một trong số ít hãng luật có bề dày kinh nghiệm
“Gừng càng già càng cay” là câu tục ngữ thể hiện tương đối rõ về giá trị của Luật VN. Với thời gian hoạt động lâu dài, chúng tôi gần như kinh qua hết mọi trường hợp mà cá nhân, tổ chức có thể gặp phải khi thành lập công ty. Nhờ đó, với những kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng đúc kết được, Luật VN sẽ giúp mọi người xử lý công việc thuận lợi hơn, mang lại kết quả tốt nhất.
– Cung cấp dịch vụ pháp lý toàn diện
Trước, trong và sau khi thành lập, doanh nghiệp sẽ phải sử dụng rất nhiều dịch vụ pháp lý. Ví dụ: Sau khi thiết kế xong logo hay các mẫu mã sản phẩm mới, doanh nghiệp sẽ phải đăng ký bảo hộ để được pháp luật bảo vệ. Hoặc trong quá trình kinh doanh cần tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại, sẽ phải đăng ký khuyến mại. Trong hầu hết các hoạt động của doanh nghiệp đều có sự giám sát của pháp luật. Cho nên, nếu sử dụng dịch vụ thành lập công ty của Luật VN , quý khách hàng sẽ được hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn mọi vấn đề liên quan. Chưa kể, nếu sử dụng dịch vụ thành lập của chúng tôi, cá nhân, tổ chức sẽ nhận được những ưu đãi hấp dẫn ở các dịch vụ tiếp theo.
Luật VN với các dịch vụ pháp lý đa dạng như: dịch vụ doanh nghiệp, dịch vụ sở hữu trí tuệ, dịch vụ giấy phép, dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài, dịch vụ tư vấn pháp luật… sẽ đem đến cho cá nhân, tổ chức những lợi ích nhất định.
Ngoài các ưu điểm nêu trên, Luật VN còn có các lợi thế như
– Thời gian tiếp nhận và xử lý yêu cầu thành lập công ty nhanh
– Chi phí dịch vụ cân đối nhiều yếu tố, phù hợp mọi khách hàng
– Đội ngũ nhân sự giỏi chuyên môn, tận tâm, tận tình, chuyên nghiệp.
Quý khách hàng sử dụng dịch vụ xin liên hệ Luật VN.
Quý khách tham khảo thêm: Luật VN.
Thành lập trung tâm ngoại ngữ | Thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ | Điều kiện mở trung tâm ngoại ngữ |